Nổi bật

Thái diệp thảo

Thái diệp thảo còn có tên là Dương tử tô, Cẩm tử tô, thuộc họ Hình môi, chi Cẩm tử tô. Thân cỏ sống lâu năm, thường được trồng làm cây cảnh 1 năm.

Thái diệp thảo thân vuông, mềm, thân ít cành. Lá mọc đối, hình trứng, đỉnh nhọn, mép xẻ răng cưa, mỏng, màu sắc của lá có màu đỏ, vàng, phấn, tím, nâu, xanh... đan xen vào nhau, các mép viền khảm muôn hình muôn vẻ, trông rất độc đáo. Hoa nhỏ, hình môi, màu làm nhạt, chùm hoa hình nón. Ra hoa vào mùa hè và mùa thu.

thái diệp thảo

Thái diệp thảo có xuất xứ từ Indonesia, ưa môi trường ấm ẩm, ưa ánh sáng, song cũng có thể chịu được bán râm, chịu rét kém. Thích hợp trồng trong đất cát màu mỡ.

Phương pháp chăm sóc Thái diệp thảo

Thái diệp thảo có khả năng thích ứng tốt, chăm sóc đơn giản. Trong thời kỳ cây con cần tiến hành ngắt ngọn. Kích thích cây đẻ nhánh, tạo cho cây mọc tốt, nâng cao giá trị thẩm mỹ. Trong thời kỳ ra hoa, nếu như không cần giữ lại hạt làm giống thì cần cắt bỏ kịp thời, để giảm thiểu tiêu hao dinh dưỡng, kéo dài vẻ đẹp của cây. Thái diệp thảo mặc dù ưa ánh nắng nhưng nếu bị ánh nắng gắt chiếu, phiến lá sẽ bị ráp, màu sắc của lá tối đi và mất đi độ bóng. Nếu để chỗ râm thì lá không có màu tươi, vì vậy tốt nhất nên để cây ở chỗ bán râm. Mùa đông nhiệt độ trong nhà kính duy trì từ 12 độ C trở lên, nếu không lá sẽ bị rũ và rụng. Thái diệp thảo không cần tưới nhiều nước và tưới nhiều nước phân, nếu không cây sẽ sinh trưởng quá nhanh, thế cây quá cao, các đốt quá dài, lá thưa mỏng, sẽ giảm giá trị thẩm mỹ. Vào mùa hè cần phun nước lên mặt lá để tăng cường độ ẩm không khí, nếu như không khí khô, lá dễ mất đi độ bóng.

Thái diệp thảo dễ thích nghi với đất trồng, chịu được đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, trồng trong hỗn hợp đất mùn và đất cát là thích hợp nhất. Trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng tưới nước phân hữu cơ hoặc dung dịch dinh dưỡng thủy canh 1 lần.

Lá thái diệp thảo

Phương pháp nhân giống Thái diệp thảo

Thường sử dụng phương pháp gieo hạt và phương pháp giâm.

  • Gieo hạt: Vào khoảng tháng 8-9 hạt chín, cần kịp thời hái lượm. Bảo quản đến mùa xuân khoảng tháng 3-4 năm sau thì đem gieo vào chậu đặt trong nhà kính, tỷ lệ mọc mầm cao. 8-10 ngày thì mọc mầm, khoảng 20 ngày sau thì mọc rễ. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mức độ biến dị lớn, trong thời kỳ cây con, cần chú ý nhổ bỏ những cây có màu nhạt, đơn điệu, giữ lại những cây có màu sắc đẹp, có thể biến đổi nhiều màu phong phú.
  • Giâm cành: Khả năng đâm chồi của Thái diệp thảo rất khỏe, vì vậy mà có thể sử dụng phương pháp giâm để nhân giống. Trừ mùa nóng rễ hay bị thối ra, thì các mùa khác đều có thể tiến hành giâm. Tuy nhiên thích hợp nhất là vào tháng 5-6. Để giâm, cần chọn cắt cành dài 8-10cm, cắt bỏ hết phần lá bên dưới, cắm vào trong chậu chứa cát sông rửa sạch, đặt vào chỗ râm mát, giữ cho chậu giâm luôn ẩm, khoảng 1 tuần sau thì mọc rễ.

Tác dụng Thái diệp thảo


Lá Thái diệp thảo màu sắc đẹp, biến nhiều màu, rất lý tưởng để làm cây lá cảnh trồng trong chậu. Thích hợp bày trên bàn. Ngoài ra hoa của nó cũng có thể cắt để làm nguyên liệu kết hợp với các loại hoa khác làm thành bó hoa, giỏ hoa. Cũng có thể trồng kết hợp trong bồn hoa, đài hoa; giúp cho khung cảnh thêm phong phú, đa màu sắc.

Thủy trúc

Thủy trúc còn có tên là Tản thảo, Thủy tông trúc, Phong xa thảo, thuộc họ Cỏ gấu, chi Cỏ gấu. Có xuất xứ ở Ấn Độ. Indonesia, ở Trung Quốc, loại cây này được trồng nhiều trong nhà kính. Thủy trúc là cây thân cỏ sống lâu năm, cây cao 25-80cm, thân thẳng mọc thành khóm, không phân cành, lá thoái hóa thành dạng vỏ, hoa dạng tua chùm, dẹt; bao lá có khoảng 20 lá, hình dải dài, mọc tập trung trên đỉnh của thân; quả hình tam giác. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa, màu trắng hoặc màu nâu vàng.

Bụi thủy trúc

Phương pháp chăm sóc Thủy trúc

Thủy trúc là cây ưa điều kiện môi trường ấm, râm mát, ẩm và thoáng gió, không có yêu cầu nghiêm ngặt đối với đất trồng, nhưng thích hợp nhất đối với loại đất giữ nước. Không chịu được khô, đối với vùng có khí hậu cận nhiệt khi trồng loại cây này cần trồng chăm sóc trong nhà kính để cây qua mùa đông, mùa hoa khoảng tháng 6-7, quả chín vào khoảng tháng 9-10.

Chậu thủy trúc


Thủy trúc chăm sóc đơn giản, vào mùa xuân sau Tết Thanh minh (ngày 4 tháng 4), khi đưa cây ra nhà kính cần đặt dưới bạt che mát, chú ý thường xuyên tưới nước, đảm bảo không khí ẩm ướt. Vào khoảng tháng 3-4, tiến hành thay chậu. Đất chậu sử dụng hỗn hợp bao gồm 1/3 đất vường, 1/3 đất mùn thêm một ít dinh dưỡng thủy canh dạng bột TC-Mobi và 1/3 xỉ than. Trong thời kỳ sinh trưởng, cách 10-15 ngày bón thúc 1 lần (sử dụng nước phân hữu cơ ủ hoại). Giữ cho đất luôn ẩm, cây sẽ sinh trưởng tốt. Vào mùa đông, cần chuyển cây vào trong nhà kính, nhiệt độ trong nhà kính đảm bảo trong khoảng 5-10 độ C trở lên là được.

Hoa thủy trúc

Phương pháp nhân giống Thủy trúc

Sử dụng phương pháp tách cây, giâm và gieo hạt.

  • Tách cây: Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất, vào mùa xuân khoảng tháng 3-4 khi đưa ra khỏi nhà kính kết hợp với thay chậu ta sẽ tiến hành tách các cụm nhỏ ra để đem trồng vào chậu, tạo thành cây mới.
  • Giâm cành: Cắt đoạn cách đỉnh bao lá khoảng 3-5cm, tiế tục cắt bỏ bớt một số lá, sau đó cắm vào trong đất cát, cắm sao cho bao lá gần sát với mặt cắt, cắm xong tưới nước, chú ý thường xuyên giữ cho không khí luôn ẩm, trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ C, thì khoảng 20-30 ngày sau, trên bao lá sẽ mọc rất nhiều bao lá con dạng ô, khi đó có thể tiến hành đánh trồng. Do phương pháp này tỷ lệ sống cao, vì vậy cũng hay được sử dụng để nhân giống.
  • Gieo hạt: Vào mùa xuân, tiến hành gieo hạt trong nhà kính. Cách gieo giống như cách gieo hạt thông thường.

Lan một lá

Lan một lá còn có tên là Lan bắp, Nhện ôm trứng, thuộc họ Bách hợp, chi Nhện ôm trứng. Có xuất xứ mở miền Nam Trung Quốc.

Hoa lan

Lan một lá là cây thân cỏ thường xanh sống lâu năm, cao 30-50cm, củ to, bò lan. Lá đơn mọc tập trung dưới gốc , lá hình mác hình bầu dục dài, cứng, phần dưới thắt lại tạo thành cuống lá dài dạng rãnh. Hoa mọc đơn, mọc trên củ phía trên mặt đất, hoa có dạng chuông, lúc đầu có màu xanh, dần dần chuyển sang màu nâu tím, không rõ rệt. Các giống thường thấy có: Lan một lá lá đốm, Lan một lá kim tuyến. Thế cây đẹp, chuyên được trồng trong chậu làm cây cảnh ngắm lá.

Lan một lá có hệ rế to, sinh trưởng mạnh, mỗi một góc có thể ra hơn chục lá. Ưa ánh nắng mà môi trường thoáng gió, ẩm.

Hoa lan

Phương pháp chăm sóc Lan một lá

Lan một lá là cây ưa môi trường bán râm, thoáng gió và ẩm, thích hợp với đất có tính acid tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt, chính vì vậy mà mùa hè cần để cây dưới bạt che mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nếu không lá dễ bị khô vàng. Mùa hè mỗi buổi sáng tưới nước 1 lần, kết hợp với tưới nước cách 15 ngày dùng bột móng gia súc và phân bón có tính chua hoặc dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi để bón thúc 1 lần. Một buổi chiều dùng bình xịt xịt lên cây giúp lá xanh tốt và bóng. Trước Sương giáng (ngày 23 tháng 10), có thể chuyển cây vào trong nhà kính, nhiệt độ duy trì trong khoảng 5 độ C là cây có thể an toàn qua đông, nhiệt độ trong khoảng 15 độ C là thích hợp nhất để cho cây sinh trưởng.

Hoa lan

Phương pháp nhân giống Lan một lá

Hàng năm, vào mùa xuân hoặc mùa thu thì tiến hành tách cây. Trước tiên nhổ cụm gốc lên. Sau đó cắt bỏ đi rễ già và lá khô, cứ 5-6 lá tạo thành 1 khóm rồi đem trồng lên chậu là được. Đất trồng sử dụng hỗn hợp đất trồng, đất mùn, cát theo tỷ lệ 40:40:20, trộn xong cho lên sàng để sàng, trước khi đổ đất vào chậu cần dùng mảnh sàng đậy lên trên lỗ thoát nước dưới đáy chậu.


Dương xỉ

Dương xỉ thuộc họ Thủy long cốt, chi Quyết. Có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, loại cây này được trồng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.

Cây Dương xỉ


Dương xỉ là cây thân cỏ sống lâu năm, phần thân gốc có chất gỗ. Lá mọc thành khóm, chất thảo không có lông, cuống lá và gân lá và gân chính có màu nâu, lá xếp xít nhau, mép nguyên, uốn cong hình gợn sóng, cành lá chính dài 40-70cm, ổ túi bào tử mọc tập trung ở mặt sau của lá.

Dương xỉ là một thực vật thuộc loài Quyết, do vậy đặc biệt thích ướt ẩm, không chịu được rét, ưa đất tơi xốp, có tính chua.

Phương pháp chăm sóc Dương xỉ

Vào mùa xuân, đưa chậu ra khỏi nhà kính và tiến hành thay chậu, tách cây. Khi dùng đất nhiều mùn. Khi thay chậu cần chú ý hạn chế làm tổn thương đến rễ, thay xong tưới đủ nước, đặt ở chỗ bóng râm, tránh ở những nơi có ánh nắng gắt chiếu trực tiếp, cần giữ ẩm cho đất thường xuyên, không được tưới quá nhiều nước. Đảm bảo nơi trồng phải thoáng gió. Trước sương giáng (ngày 23 tháng 10) chuyển cây vào trong nhà kính, duy trì nhiệt độ từ 5 độ C trở lên. Nếu như nhiệt độ cao hơn cây sẽ sinh trưởng tốt hơn. Cần bón thêm dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi 1 tuần 2 lần.

Dương xỉ

Phương pháp nhân giống Dương xỉ

Chủ yếu sử dụng phương pháp tách cây, và có thể thực hiện phương pháp này vào tất cả các mùa trong năm. Thông thường tiến hành tách cây vào mùa xuân, khi chuyển cây từ trong nhà ra, kết hợp với thay đất chậu. Cũng có thể dùng bào tử để gieo, gieo bào tử trong nhà kính râm mát sẽ tự này mầm, cây con tuy khỏe nhưng sinh trưởng chậm.

Tác dụng Dương xỉ

Do Dương xỉ là cây có khả năng chịu râm khỏe, xanh tốt quanh năm, vì vậy thường được đặt làm cảnh trong nhà. Ngoài ra, lá của nó cũng có thể cắm kết hợp với các loại hoa cắt khác. Toàn bộ cây đều có thể làm thuốc, có tác dụng trừ phong thấp, thư giãn gân cốt, giải độc, sát trùng...

Phương pháp nhân giống Hoa thiên điểu 

Thường sử dụng phương pháp tách cây và phương pháp gieo hạt. Nhân giống bằng phương pháp tách gốc cây nhanh lên, nhưng tỷ lệ sinh sản thấp, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt tỷ lệ sinh sản cao, nhưng rất khó thu được hạt giống.

Hoa thiên điểu

  • Tách cây: Vào mùa xuân, sau khi hoa tàn, kết hợp với thay chậu để tiến hành tách cây, lấy cụm cây mẹ ra khỏi chậu, sau đó chọn cây và dùng dao sắt tách rễ ra theo hướng từ trên xuống dưới, sau đó dùng tay tách nhẹ nhàng. Trên cây mới phải có 2-3 chồi và phải có rễ. Do hệ rễ của Hoa thiên điểu  đặc biệt giòn, nên cực kỳ dễ gãy. Vì vậy, khi tách cần hết sức cẩn thận, không làm tổn thương đến hệ rễ. Chỗ than cắt phải đắp than củi mới hoặc tro, để tránh bị thối. Sau đó đem cây trồng vào trong chậu, trồng xong không tưới nước ngay mà phải đợi 3-4 ngày sau mới tưới nước.
  • Gieo hạt: Nếu muốn thu được hạt giống của Hoa thiên điểu cần phải tiến hành thụ phấn thủ công và phải thực hiện lặp đi lặp lại 2-3 lần. Sau khi thụ phấn được 60-70 ngày, thì quả chín. Đợi khi quả nứt ra thì lấy được hạt. Chú ý cần gieo ngay vào chậu. Đất chậu sử dụng đất cát sạch, mỗi chậu gieo khoảng 40-50 hạt. Trước khi gieo đem chậu gieo đặt vào trong bể nước để cho đất thấm lên đất chậu.Trước khi trồng cần trộn thêm 50g dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi. Về sau chú ý giữ đất chậu luôn ẩm. Nhiệt độ duy trì trong khoảng 18-25 độ C, 15-25 ngày sau thì hạt nảy mầm. Khi cây con lên được 3-4cm thì tiến hành tỉa thưa, khi cây cao được 10cm thì có thể tách sang chậu nhỏ. Trồng trong khoảng 3 năm thì cây ra hoa.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho Hoa thiên điểu 

Hoa thiên điểu dễ bị sâu vỏ cứng gây hại. Khi phát hiện số lượng sâu ít có thể tiêu diệt bằng phương pháp thủ công. Vào mùa hè, nhiệt độ cao là thời kỳ sâu vỏ cứng hoạt động mạnh, có thể dùng thuốc trị sâu vỏ cánh cứng để tiến hành phun mỗi tuần 1 lần.

Hoa thiên điểu

Tác dụng Hoa thiên điểu 

Hoa thiên điểu có lá to, xanh quanh năm. Hoa có hình dạng rất độc đáo, giống như hạt đang giang cánh. Chính vì vậy nó trở thành một trong những cây cảnh nổi tiếng trên thế giới. Là một loại cây rất lý tưởng để trồng trong chậu, bày đặt ở phòng lớn, phòng khách, phòng sách, phòng họp, nhà ăn... Hoa thiên điểu còn được trồng để cắt lấy hoa, lấy lá cắm vào bình, trông rất đẹp và độc đáo.

Hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu còn có tên là Thiên đường điểu hoa, Cực hoa lạc điểu, thuộc họ Lữ nhân tiêu, chi hoa Thiên điểu. Là một trong những loài hoa quý ở Trung Quốc.

Hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu là cây thân cỏ thường xanh sống lâu năm. Cao 1-2m. Rễ to chất thịt, rất giòn và dễ gãy. Thân cực ngắn hoặc không có thân. Lá mọc tập trung dưới gốc, hình bầu dục hoặc hình lông chim, dài khoảng 40cm, rộng khoảng 15cm. Lá có cuống dài, dài gấp 2-3 lần chiều dài của phiến lá. Gân lá chủ của mặt trên lõm xuống, đường gân nổi rõ lên. Chùm hoa có chiều dài gần bằng chiều dài của lá. Nụ hoa sinh trưởng gần như đồng đều, dài khoảng 15cm, màu xanh, phía dưới và mép trên có màu tím. Mọc tập trung trên đỉnh, có 6-8 bông, ra hoa lần lượt. Hoa có hình dạng độc đáo, giống như hạc trắng đang ngẩng đầu giang cánh bay. Chính vì vậy mới có tên là hoa thiên điểu, hoa Thiên đường điểu. Hoa có 6 cánh, 3 cánh ngoài có màu vàng cam, 3 cánh trong có màu xanh da trời. Nở vào mùa xuân và mùa hè, mùa hoa dài tới 50-60 ngày.

Hoa thiên điểu vàng

Hoa Thiên điểu có xuất xứ từ Nam Phi, ưa điều kiện ấm, ẩm, nhiều ánh nắng, kỵ nắng gắt. Nếu trồng ở nơi có ánh nắng yếu, cây sinh trưởng kém, ít chồi, cây không ra hoa, thậm chí không có hoa. Vào mùa đông, để đảm bảo cho cây có thể vượt qua đông, yêu cầu nhiệt độ phải từ 10 độ C trở lên. Thích hợp trồng trong đất có chất sét, nhiều mùn, thoát nước tốt, kỵ bị úng.

Phương pháp chăm sóc Hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu là cây ưa sáng, vì vậy trừ mùa hè cần che bạc để tránh nắng gắt chiếu ra, các mùa khác đều cần để cây ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp. do Hoa thiên điểu ưa điều kiện trồng ấm áp, nên cuối tháng 4 đầu tháng 5 cần đưa cây ra khỏi phòng, đến trung tuần tháng 10 lại cho vào trong phòng. Vào mùa đông nhiệt độ thích hợp là 12-18 độ C ban ngày, 8-12 độ C ban đêm.

Hoa thiên điểu thiên hạ đệ nhất hoa

Hoa thiên điểu thích hợp trồng trong môi trường ẩm ướt, vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu khi cây để ngoài trời có thể tưới nhiều nước, mỗi ngày tưới 1 lần, đồng thời cần phun nước lên mặt lá và các vùng xung quanh để tăng độ ẩm, tuy nhiên cần lưu ý cây kỵ bị tích nước trong chậu. Và mùa đông khi chuyển cây vào trong phòng cần giảm lượng nước tưới, vì rễ của nó to và có khả năng chứa nhiều nước nên mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần, đảm bảo cho đất chậu không bị khô là được. Hoa thiên điểu dễ thích nghi phân bón ở mức bình thường, khi thay chậu có thể dùng bột móng gia súc lót xung quanh đáy chậu làm phân bón lót. Vào mùa hè, cách 10 ngày tưới nước ủ bột móng gia súc hoặc tưới ủ phân hữu cơ 1 lần. Vào mùa đông thông thường không cần bón phân.

Hoa thiên điểu thông thường cách 2-3 năm thay chậu 1 lần. Thời điểm thay chậu thích hợp nhất vào mùa xuân khoảng tháng 5. Đất chậu sử dụng hỗn đất than nâu có chứa nhiều đất mùn, hoặc hỗn hợp 2 phần đất màu, 1 phần bùn than và 1 ít cát sông và một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi. Dưới đáy chậu lót 5-10cm xỉ than, để giúp thoát nước tốt, để tránh bị úng nước gây thối rễ. Khi trồng, mặt đất chậu phải cách miệng chậu 4-5cm, đề phòng hệ rễ sinh trưởng mạnh bị lộ lên trên, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.

Sen cạn

Sen cạn hay còn gọi là Kim liên hoa, Hán hà diệp, Sen cạn, thuộc họ Kim liên hoa, là cây thân cỏ chất thịt sống nhiều năm hoặc 1 năm. Thân rỗng, bò lan hoặc leo bám. Lá mọc sole, hình khiên, có cuống dài, các gân lá chủ đưa ra từ tâm lá, mép lá hình gợn sóng. Hoa đơn mọc ở nách lá, cuống hoa dài, đài có 5 cánh, phần dưới hợp lại, 1 trong những cánh đó chìa dài ra ngoài, hơi rũ xuống, hoa có 5 cánh, không đều nhau, 2 bên đối xứng, 2 cánh phía trên nhỏ, 3 cánh còn lại phía dưới to, phía dưới có các thùy lá hình dạng lông chim. Hoa có màu trắng sữa, vàng kim, đỏ cam, đỏ kim, tím đậm... Quả có hình quả thận, màu vàng trắng. Mùa hoa khoảng tháng 2-5 Nếu tháng 4 đưa cây ra khỏi nhà kính trồng ngoài mặt đất, hoa kỳ có thể kéo dài đến tháng 6. Ngoài ra còn có loại mọc thấp, cánh kép, hoa có màu đỏ cam, rất thích hợp trồng trong chậu.

Hoa Sen cạn có nhiều màu

Sen cạn có nguồn gốc ở Nam Mỹ, là cây ưa môi trường ấm, ẩm, có nhiều ánh sáng. Kỵ mùa hè nắng nóng, Ưa đất cát tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, sợ bị úng, quả bị chín sẽ tự rụng. Vì vậy cần tiến hành hái lượm kịp thời.

Phương pháp chăm sóc Sen cạn

Sen cạn yêu cầu môi trường sống có nhiều ánh nắng, mát mẻ và thoáng gió, vào hạ tuần tháng 10 nên chuyển cây vào trong nhà kính để qua đông, chú ý đặt ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu, tưới nước vừa phải, không được tưới nước quá nhiều, nếu không rễ sẽ bị thối, lá sẽ bị vàng. Bón phân đạm để tránh cho cây bị lốp và bón một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Ngoài loại sen cạn mọc thấp, các loại khác có thân mọc dài. Vì vậy, khi trồng trong chậu cần làm giá đỡ, sau đó quấn thành hình cầu, bình phong để cành có thể leo bám vào, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, đồng thời nâng cao giá trị làm cảnh của cây.

cây sen cạn

Phương pháp nhân giống Sen cạn

Thường sử dụng phương pháp gieo hạt, tuy nhiên cũng có thể sử dụng phương pháp giâm. Thời điểm gieo hạt thông thường là vào mùa thu khoảng tháng 8-11, Để trong nhà kính có nhiệt đô thấp qua đông. Do hạt giống tương đối to, vì vậy có thể gieo từng hạt vào trong chậu. Nếu trồng làm cây cảnh 1 năm, vào mùa xuân có thể tiến hành gieo trên mặt đất. Đối với phương pháp giâm, thích hợp tiến hành giâm vào tháng 4-6, giâm vào trong cát sông rửa sạch, chú ý cần che mát và giữ ấm cho cành giâm, 2-3 tuần sau thì cành giâm mọc rễ, rất dễ sống.

Tác dụng Sen cạn

Có thể trồng trong chậu đặt trên cửa sổ, trên bàn. Cũng có thể trồng được dưới mặt đất để làm cảnh.

Phong lữ thảo

Phong lữ thảo còn có tên là Dương tú cầu, thuộc họ Máng Ngưu, chi Phong lữ thảo. Có nguồn gốc ở vùng Cape Point của Nam Phi. Ở Pêru của Nam Mỹ cũng trồng nhiều loại cây này. Hiện nay, loại cây này có ở rất nhiều nơi.

Phong lữ thảo

Phong lữ thảo là cây thân cỏ sống lâu năm, xanh bốn mùa. Thân có chất thịt, lâu năm biến thành chất gỗ. Lá hình tròn hoặc hình quả thận, phần gốc hình trái tim, có cuống dài, bề mặt thường có những chấm vân hình móng ngựa. Chùm hoa mọc có hình ô., Hoa có cánh đơn, cách kép, màu sắc hoa có màu đỏ son, đỏ nhạt, trắng, lam tím, tím... Trong năm trừ mùa hè nóng bức ra thì các mùa khác cây đều ra hoa. phong lữ thảo là cây ưa môi trường ấm, ẩm, thích mát mẻ, kỵ nắng gắt, kỵ úng, chịu được khô, chịu được rét kém. Vào mùa hè cần để cây ở dưới bạt che mát thoáng gió. Vào mùa đông cần để cây ở nơi có nhiều ánh nắng để qua đông, nhiệt độ đảm bảo từ 5 độ C trở lên. Phong lữ thảo ở nhiệt độ 25 độ C có thể ra hoa bình thường, ở nhiệt độ dưới 15 độ C cây ngừng ra hoa, ở nhiệt độ dưới 10 độ C, cây ngừng sinh trưởng, ở nhiệt độ dưới 3 độ C cây bị rét hại thậm chí bị chết.

hoa Phong lữ thảo


Phương pháp chăm sóc Phong lữ thảo

Phong lữ thảo là cây ưa mát mẻ và ẩm, vì vậy vào mùa hè cần chú ý thường xuyên phun nước lên lá và các vùng xung quanh cây để tăng độ ẩm. Cây chịu được khô, sợ úng và sợ bị tích nước, vì vậy, không được tưới nhiều nước, nếu không cây chỉ sinh trưởng và không ra hoa, thậm chí bị đổ. Phong lữ thảo sợ bón phân đặc, cách nửa tháng tưới nước phân loãng kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi 1 lần là cây có thể ra hoa liên tục. Vào mùa hè cây ở trạng thái nửa ngủ, vì vậy không được bón phân. Trong quá trình quản lý chăm sóc cần chú ý để ở nơi thoáng gió, nếu độ ẩm quá lớn sẽ gây ra bệnh muội đen và bệnh thối gốc.

Phương pháp nhân giống Phong lữ thảo

Tốt nhất nên sử dụng phương pháp giâm. Trước tiên cần chọn cành to khỏe được 1-2 năm tuổi, cắt thành đoạn giâm dài 7-8cm, trên cành giâm có khoảng 3-4 chồi. Cắt bằng miệng, cắt phía dưới, đồng thời cắt bỏ hết lá phía dưới, sau đó cắm cành giâm vào trong cát sông sạch, cắm sâu bằng 1/2-2/3 cành là được. Giâm xong cần thường xuyên giữ cho luống giâm luôn ẩm, chú ý che mát, tránh mưa, qua 30-40 ngày thì cành giâm mọc rễ.

bụi Phong lữ thảo

Tác dụng Phong lữ thảo

Phong lữ thảo là một trong những loại cây thích hợp trồng trong chậu làm cảnh. Do thời kỳ ra hoa dài, màu sắc hoa diễm lệ, vì vậy cũng thường được đặt ở chỗ có thể để bày đặt trong phòng và trên bàn làm cảnh.

Măng bàn tay

Măng bàn tay là một trong những cây lá cảnh nổi tiếng, còn được gọi là Vân phiến trúc. Thuộc họ Bách hợp, chi Thiên môn đông. Có nguồn ở Nam Phi, hiện nay loại cây này được trồng rộng rãi ở nhiều nước.

chậu Măng bàn tay

Măng bàn tay là cây leo thân cỏ thường xanh, phần gốc hơi mọng. Thân mọc thành khóm, nhỏ mềm, có thể leo bám. Cành và lá đều có dạng sợi nhỏ, mọc sát nhau giống hình lông chim. Lá thoái hóa thành dạng phiến vảy. Trên thân chủ có lá dạng phiến vảy, phần dưới có xước. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng. Thừi kỳ ra hoa khoảng tháng 9-10. Quả mọng hình cầu, màu đen tím, bên trong có 1-2 hạt. Quả chín vào khoảng tháng 1-2.

Hoa Măng bàn tay

Phương pháp chăm sóc Măng bàn tay

Những cây con sau khi tách trồng xong, nên để dưới bạt che mát, cần thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất chậu, sao cho dùng ngón tay ấn có thể dễ dàng ấn đất xuống là được, nếu như tưới quá nhiều nước, lá sẽ bị vàng, nếu bón quá nhiều phân, lá sẽ bị héo rụng tốt nhất nên bón dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi  mà không cần bổ sung thêm một loại phân bón nào. Vào mùa hè không khí nóng bức, có thể đặt dưới bạt để tránh nắng, nếu ánh nắng quá gắt có thể khiến phiến lá bị vàng, ngọn lá bị khô. Cần chọn để nơi khuất gió, nếu không gió to có thể làm cây bị đổ gãy. Măng bàn tay sợ khói bụi, vì vậy cần duy trì độ ẩm, đảm bảo môi trường trong phòng sạch sẽ. Thông thường mỗi tháng tưới nước phân ủ 1-2 lần. Sau khi vào đông tạm ngừng bón phân, đồng thời giảm lượng nước tưới.

cây Măng bàn tay

Thu lượm quả: Ngắt lượm những quả đã chín, bóc hết vỏ ngoài và hong khô để cất giữ, thời gian cất giữ quả giống không được quá dài, tốt nhất là 1 năm. Nếu thời gian quá dài, tỷ lệ mọc mầm sẽ thấp, thậm chí không mọc mầm.

Phương pháp nhân giống Măng bàn tay

Chủ yếu sử dụng phương pháp gieo hạt.

Gieo hạt: Dùng hỗn hợp cát và đất theo tỷ lệ 3:7 để làm đất gieo, cho đất vào trong chậu gieo, do hạt măng bàn tay tương đối to, vì vậy có thể tiến hành gieo từng hạt. Mỗi lỗ đặt 1-2 hạt, khoảng cách 2-3cm, gieo xong dùng đất mịn đã sàng qua phủ lên trên, độ dày 0,5cm, thường xuyên giữ ẩm cho mặt đất, 2-3 ngày sau thì hạt mọc mầm, nếu khoảng 50 ngày thì cây lên được 3-6cm, khi ấy có thể tiến hành đánh lên chậu.

Măng bàn tay

Tách gốc: Khi măng bàn tay lên được 2-3 năm thì có thể tiến hành tách gốc. Khi tách góc có thể căn cứ vào độ to nhỏ của cây để tiến hành tách chậu, có thể tiến hành tác 1 chậu thành 2-4 chậu ra, sau đó đem nhánh vừa tách đem trồng vào trong chậu khác, trồng xong tưới thấm nước là được.

Măng bàn tay là cây ít bị sâu bệnh gây hại, thường không sử dụng thuốc trừ sâu để tránh cho phiến lá nhỏ dạng sợi của nó không bị tổn thương.

Thiên môn đông

Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông thảo, thuộc họ Bách hợp, chi Thiên môn đông. Có nguồn gốc ở Nam Phi.

Chậu Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây thân cỏ thường xanh sống lâu năm. Thân mềm nhỏ, mọc thành khóm rũ xuống, dài tới 1-2m. Khi lá bị thoái hóa, sẽ do cành dạng sợi màu xanh thay thế tác dụng của lá. Thiên môn đông phân thành nhiều cành, cành nhỏ mọc đối dạng chữ thập, hình lăng, có 3-5 đường rãnh. Lá giả có hình dẹt, 1-2 cành, có khi 3-4 cành mọc thành chùm, dài 1,2-3,2cm, màu xanh lá cây. Hoa nhỏ, màu trắng, có mùi thơm. Mùa hoa khoảng tháng 6-8. Quả mọng màu đỏ. Đường kính 1-1,2cm. Hạt màu đen.

Phương pháp chăm sóc Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây ưa khí hậu ấm, ẩm. Ưa ánh nắng, chịu được bán râm. Không chịu được khô, cũng không chịu được úng. Thích hợp trồng trong đất cát màu mỡ tơi xôp.

Hoa Thiên môn đông

Phương pháp chăm sóc Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây ưa sáng. Vì vậy, và thời sinh trưởng của cây cần để cây ở nhiều ánh nắng. Nếu thiếu ánh nắng lá dễ biến sang màu vàng. Vào mùa đông cần chuyển cây vào trong nhà kính duy trì trong khoảng 15-10 độ C. Đến trung tuần tháng 4 thì chuyển cây ra ngoài trời, đồng thời cắt tỉa những cành khô, vẻ đẹp cho cây. Khi thay chậu cần cắt rễ vơi một số rễ già, đất chậu chỉ cần sử dụng đất trồng bình thường là được. Thiên môn đông không ưa tưới nhiều nước, nếu không rễ sẽ bị thối. Mùa hè mỗi ngày tưới nước 1 lần, mùa đông cách 2-3 ngày tưới nước 1 lần hoặc khi nào thấy mặt đất chậu khô thì tưới. Cần thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất chậu, nếu như để quá khô, lá sẽ bị rụng. Và mùa đông không bị ánh nắng hoặc nhiệt độ giảm xuống, lá cũng sẽ bị rụng. Trong thời kỳ sinh trưởng cần bón thúc, đặc biệt là đạm, lân cần bón nhiều, có thể kết hợp với tưới nước, bón thúc nước phân loãng ủ và một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi.

Hoa Thiên môn đông

Phương pháp nhân giống Thiên môn đông

Sử dụng phương pháp gieo hạt và phương pháp tách cây:
  • Gieo hạt: Vào tháng 3-4, đem hạt gieo lên chậu đất cát sạch nông, gieo theo khoảng cách 1cm x 1cm, gieo xong phủ lên một lớp đất dày bằng đường kính của hạt giống. phủ xong tưới thấm nước, giữ cho đất chậu luôn ẩm, được khoảng 1 tháng thì cây mọc mầm. Khi cây con lên được 10-15cm thì có thể tách đánh trồng lên chậu.
  • Tách cây: Có thể tiến hành tách cây vào cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên tốt nhất nên tách vào mùa xuân khi tiến hành thay chậu. Cây mẹ dùng để tách nên chọn cây to được 3 năm tuổi trở lên. Tách cây mẹ 3-4 khóm, sau đó lần lượt trồng lên các chậu, trồng xong chú ý tưới thẫm nước.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho Thiên môn đông

Sâu hại của Thiên môn đông chủ yếu là sâu vỏ cứng . Khi phát hiện sâu có thể sử dụng Dichlorovos 80% pha với 1000-1500 lần nước. Sâu hại ngọn non vào mùa đông chủ yếu có rệp sáp, có thể dùng Dichlorovos 50% pha với 800-1000 để phun phòng trị.

Bụi Thiên môn đông

Tác dụng Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây cảnh ngắm lá thường thấy. Thích hợp bố trí trong bồn hoa, hội trường. Cũng có thể treo trong phòng làm cảnh. Ngoài ra lá của nó cũng có thể kết hợp với hoa cắt. Rễ của nó có thể làm thuốc, có tác dụng nhuận táo tư âm, thanh phế giáng hòa.

Cà Sơri

Cà Sơri hay còn gọi là San hô châu thuộc họ Cà, chi Cà. Có xuất xứ ở vùng nhiệt đới của Châu Âu, Châu Á và ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Hoa cà Sơri

Cà Sơ ri là cây thân cỏ sống lâu năm, cây cao 30-60cm, mùa ra hoa vào khoảng tháng 4-5 hàng năm, đầu tháng 6 thì ra quả màu xanh, một tháng sau thì quả chuyển sang màu vàng, đến khoảng tháng 8-9 thì quả tròn màu đỏ son.

Phương pháp chăm sóc cà Sơri:

cà Sơri là cây ưa nước và phân, nếu như không cung cấp đủ nước và phân, quả sẽ bị rụng. Vì vậy, khi trồng trong chậu cần phải giữ cho đất ẩm. Bổ sung dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi 1 tuần 2 lần

cà Sơri trồng trong chậu, hệ rễ phát triển rất nhanh, mỗi năm cần đổ chậu tỉa rễ 1 lần để giúp thoát nước tốt.

Phương pháp nhân giống cà Sơri:

Cà Sơri thường nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, tiến hành gieo vào hạ tuần tháng 3 hàng năm, trước hết cần dùng hỗn hợp phân đất theo tỷ lệ 1:9 để làm đất chậu sau đó tưới ẩm nước, đợi cho nước trên mặt đất đã hoàn toàn thấm xuống thì mới gieo hạt lên, gieo xong phủ một lớp đất dày 1cm lên trên, khoảng 10 ngày sau, thì mầm nảy lên khỏi mặt đất. Khi cây con lên được 6cm thì có thể đánh lên chậu. Sau khi đưa lên chậu, trong vòng 12 ngày không được để cây ra chỗ ánh nắng, đợi sau khi cây hồi phục sinh trưởng bình thường mới dần dần cho cây ra chỗ thông gió và có ánh nắng.

trái cà Sơri

Quả cà Sơri sau khi vào đông chuyển vào trong nhà kính vẫn không bị rụng, có thể kéo dài đến tháng 2-3 năm sau, rất thích hợp trồng trong chậu và là một trong những cây cảnh đẹp được trồng để ngắm hoa vào mùa đông.

Lan điếu

Lan điếu hay còn gọi là lan cheo, lan móc, thuộc họ hoa bách hợp. Có xuất xứ ở phía Nam Châu Phi, hiện nay ở nhiều vùng trên thế giới đều trồng loại hoa này.

Hoa lan điếu trắng

Lan điếu là cây thân cỏ sống lâu năm. Rễ thịt, thân rễ ngắn. Lá nhỏ hình dải dài, mọc bao quanh phần gốc, màu xanh tươi. Từ trong nách lá mọc ra cành bò ngang rũ xuống, bên trên đều mọc tiếp cây con và rễ phụ. Hoa nhỏ, màu trắng, ra hoa vào tháng 7. Quả sóc hình cầu dẹt.

Các loại Lan điếu thường trồng, ngoài Lan điếu lá xanh (lá có màu xanh tươi) ra còn có 2 loại đó là Lan điếu lá rộng, Lan điếu lá hẹp. Cả 2 loại Lan điếu lá rộng và Lan điếu lá hẹp đều phân thành 4 giống đó là: Giống viền vàng, giống tâm vàng, giống viền bạc, giống tâm bạc. Tổng cộng có tất cả 8 giống.

Lan điếu là cây ưa môi trường ấm, ẩm, bán râm. Sinh trưởng tốt trong môi trường đất cát tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt.


Phương pháp chăm sóc Lan điếu

Lan điếu sinh trưởng nhanh, trong mùa sinh trưởng cần bón nhiều phân nhiều nước, và mùa hè cần tưới 1-2 lần nước, đảm bảo cho đất chậu luôn ẩm, cứ nửa tháng tưới nước phân ủ 1 lần và bổ sung dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi 2 lần 1 tuần. Do là cây ưa điều kiện không khí ẩm và bán râm nên cần chú ý phun nước lên cây và lên mặt đất để tăng độ ẩm không khí, đồng thời đặt dưới bạt che mát. Vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ từ 5 độ C trở lên. Nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 15-20 độ C. Rễ của Lan điếu sinh trưởng tương đối nhanh. Vì vậy cách 1-2 năm cần thay chậu hoặc đổ chậu 1 lần, khi thay chậu nên cắt bỏ những rễ già. Đồng thời có thể tách cây để nhân giống.

Phương pháp nhân giống Lan điếu

Thông thường sử dụng phương pháp tách cây và phương pháp cắt cây con.

Hoa lan điếu hồng


Tách cây: Thường tiến hành kết hợp khi thay chậu. Lấy dao tách từ phần giữa của cây mẹ ra. Khi tách lưu ý không làm tổn thương đến rễ và thân, sau đó tách cây trồng lên chậu, trồng xong tưới nước là được.

Cắt cây con: Vào mùa hè thu, tiến hành cắt những cây con mọc trên cành bò ngang để đem trồng lên chậu, trồng xong tưới nước là cây có thể lên.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho Lan điếu

Nếu như trong phòng không thoáng gió, thỉnh thoảng cây sẽ bị cây vỏ cứng tấn công, khi phát hiện sâu có thể dùng 50ml Dichlorovos 80% hòa 50kg nước để phun.

Cẩm chướng

Cẩm chướng còn có tên là Hương thạch trúc, Xạ hương thạch trúc. Thuộc họ Thạch Trúc, chi Thạch Trúc, là cây mọc bụi thường xanh, thường làm cây cảnh gốc lâu năm. Cây cao 50-80cm. Thân cây nhẵn, phần gốc màu xanh chất gỗ, có phấn trắng. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm 2-3 bông, có mùi thơm. Lá bao có 2-3 tầng bám chặt vào ống đài, đài có 5 cánh. Màu sắc của hoa phong phú có các màu vàng, trắng, phấn, đỏ, tím, vàng cam... Hoa cánh đơn hoặc cánh kép, đường kính hoa từ 5-10cm. Mùa hoa khoảng tháng 5-10. Hạt có màu nâu.


Hoa cẩm chướng đỏ

Căn cứ vào màu sắc của hoa có thể phân cẩm chướng thành các loại hoa sau:

Hệ cẩm chướng màu vàng:
  • Giống màu vàng: Hoa có màu vàng.
  • Giống màu đỏ xen vàng: Hoa có màu đỏ xen lẫn màu vàng, cánh hoa dễ bị khô héo.
  • Giống màu phấn: Hoa màu hồng phấn.
  • Giống màu đỏ thẫm: Là biến chủng của màu phấn, hoa có màu đỏ thẫm.
  • Giống màu hồng vằn đỏ: Hoa màu hồng, xen lẫn các đường vân màu đỏ.
Hệ cẩm chướng màu đỏ:
  • Giống màu đỏ: Hoa có màu đỏ thẫm hơn so với giống màu đỏ thẫm của hệ màu vàng.
  • Giống màu trắng xen đỏ: Là biến chủng của giống màu đỏ, hoa có màu trắng xen lẫn vân đỏ.
  • Hoa cẩm chướng có nguồn gốc Châu Âu, bán chịu rét hoặc không chịu được rét. Ưa nhiều ánh nắng, thích hợp trồng trong đất hơi sét, màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt, độ pH là 6-7,5. Thích hợp với khí hậu mát mẻ, kị nhiệt độ cao, kị trồng liên vụ, úng nước, hay chỗ đất trũng ẩm ướt.

Phương pháp chăm sóc Cẩm chướng

Những cây con ươm bằng phương pháp giâm phải trải qua 2 lần di chuyển chỗ trồng. Lần thứ nhất khoảng cách hàng trồng là 6cm x 6cm. Lần thứ hai tiến hành sau lần thứ nhất 1 tháng. Thông thường tiến hành trồng cố định vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, khoảng cách hàng là 9cm đến 12cm. Nếu muốn trồng trong chậu thì trước tiên cần phải trồng chăm sóc ở dưới mặt đất, đến khi cây lên được 5-6 cành phụ mới đánh trồng vào chậu có đường kính miệng 20cm. Khi đưa lên chậu, cần sử dụng các phân bánh ủ để làm phân bón.

Hoa cẩm chướng trắng

Hoa cẩm chướng chịu rét kém, vì vậy và mùa đông cần chuyển cây vào trong nhà kính hoặc nếu để ngoài trời thì phải che bạt nylong qua đông. Trong thời kỳ sinh trưởng yêu cầu nhiệt độ là 14-22 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 14 độ C, cây chậm phát triển, thậm chí không ra hoa. Nếu nhiệt độ cao hơn 20 độ C, cây sinh trưởng nhanh nhưng hoa ra nhỏ. Yêu cầu độ ẩm tương đối là 70%. Vào mùa đông, nhiệt độ trong nhà kính ban ngày khoảng 15-20 độ C. Ban đêm khoảng 12-15 độ C. Trong thời gian ra hoa, vào ban đêm, nhiệt độ không được thấp dưới 8 độ C. Sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước, về sau, khi nào thấy mặt đất khô thì tưới nước. Sau khi tiến hành 1 tuần thì bón 25% phân xanh, 1 tuần sau lại bón tiếp lần nữa. Khi trồng cây con, đất chỉ cần xới nông. Vào mùa thu mát mẻ cần giảm lượng nước tưới và lượng phân bón. Bón bổ sung dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi tuần 1 lần.

Hoa cẩm chướng hồng

Phương pháp nhân giống Cẩm chướng

Thông thường sử dụng phương pháp giâm. Thời gian giâm thích hợp nhất là vào tháng 10-11 hoặc tháng 1-3. Đặc biệt nếu giâm vào khoảng hạ tuần tháng 1 cho đến thượng tuần tháng 2 thì tỷ lệ cành giâm sống cao nhất. Chọn 3-4 cành khỏe mạnh của cây , dùng tay tách tẻ ra để làm cành giâm (nếu phần gốc có vết mắt thì sau khi giâm mầm sẽ dễ mọc). Trước khi giâm, cần làm ướt cành giâm. Nếu sử dụng acid Napthyl Acetic 5% để phun vào gốc thì sẽ thúc đẩy cành giâm nhanh mọc rễ. Luống giâm nên sử dụng chất Vermiculite (hợp chất của Mg, Ca, Fe...) và chất Perlite. Cắm sâu khoảng 1/2-2/3 cành, khoảng cách giâm 15-10cm. Giâm xong tưới nước, duy trì độ ẩm, che mát, đảm bảo nhiệt độ trên 15 độ C, khoảng 20 ngày sau thì cành giâm mọc rễ.

hoa cẩm chướng hồng

Gieo hạt: Áp dụng khi trồng giống mới. Thông thường tiến hành gieo vào mùa thu. Cây con vào mùa đông cần phải chống rét cho cây.

Tác dụng Cẩm chướng

Hoa cẩm chướng là một trong những loài hoa được trồng chủ yếu để cắt lấy hoa. Hoa cắt có thể cắm lọ, làm thành bó hoa, giỏ hoa... Cũng có thể trồng trong chậu làm cảnh. Hoa của cây có thể lấy ra tinh dầu thơm.

Hoa Báo Xuân

Hoa Báo xuân còn có tên là Anh Thảo, Tiên hạc liên, thuộc họ hoa Báo Xuân, chi hoa Báo Xuân. Có xuất xứ ở Tây Nam Bộ Trung Quốc.

hoa báo xuân ngũ sắc

Hoa Báo Xuân là cây thân cỏ sống lâu năm. Ở khu vực cận nhiệt đới có thể trồng 2 năm. Lá mọc tập trung dưới gốc, phiến lá to mà tròn, cuống lá dài, có lông màu trắng. Cọng hoa mọc lên từ trung tâm của cụm lá. Chùm hoa mọc trên đỉnh ngọn của cọng hoa và có rất nhiều bông hoa nhỏ, hoa có màu đỏ tím, phân thành 5 cánh, mỗi cánh lại có 1 thùy sâu, mỗi cọng hoa có thể duy trì trong 1 tháng. Cọng hoa này sắp tàn thì cọng hoa khác sẽ mọc lên, giúp cây không ngừng ra hoa, thời kỳ ra hoa đặc biệt dài, tới 4 tháng. Là một trong những loại hoa cảnh thích hợp để bày trên bàn trong phòng.


Hoa báo xuân bươm bướm

Phương pháp chăm sóc hoa Báo Xuân

Hoa Báo Xuân là cây ưa mát mẻ, không khí thông thoáng, vào mùa đông không yêu cầu nhiệt độ trong nhà kính cao, chỉ cần trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 12 độ C, là hoa có thể ra như thường lệ. Vào mùa hè, không được để nhiệt độ quá cao, nếu không cây sẽ bị héo, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con, cần phải để dưới bạt che mát. Ưa đất mùn có chất chua. Cần tưới dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi 1 lần/tuần thì cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

hoa báo xuân đỏ

Hoa Báo Xuân từ khi gieo hạt đến lúc ra hoa phải mất 6 tháng. để có thể cung cấp đủ hoa cho ngày lễ Tết. Ví dụ, cung cấp hoa cho ngày lao động quốc tế mùng 1 tháng 5, có thể tiến hành gieo hạt vào hạ tuần tháng 10 hoặc thượng tuần tháng 11 năm trước, để có hoa cung cấp cho ngày quốc khánh, có thể gieo hạt vào hạ tuần tháng 2 trong năm, để có hoa cung cấp cho dịp tết âm lịch tới, có thể tiến hành gieo hạt vào hạ tuần tháng 7 trong năm.

Phương pháp nhân giống hoa Báo Xuân

Hoa Báo Xuân được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt ngâm chậu. Đất gieo sử dụng hỗn hợp cát sạch và đất thay chậu theo tỷ lệ 50:50. Khi gieo, do hạt quá nhỏ, vì vậy, muốn gieo đều phải trộn lẫn 10 lần cát nhỏ để gieo. Gieo xong, đem cả chậu ngâm xuống nước, để nước qua lỗ dưới đáy chậu thấm lên đất bên trên, khoảng 10 ngày sau thì hạt mọc mầm, có thể tiến hành tỉa thưa lần 1, khi cây con lên được 4-5 lá thật thì đánh trồng lên chậu. Đường kính khoảng 8cm. Đất chậu sử dụng hỗn hợp đất mùn. Đất cát phân hữu cơ khô theo tỷ lệ 40:50:10. Khi cây lên được 7-8 lá thật, có thể tiến hành thay chậu, đường kính là 12cm. Tỷ lệ phối trộn đất chậu là 40% đất vườn, 40% cát, 15% phân hữu cơ khô, đồng thời giữ đất luôn ẩm. Khi sắp có nụ hoa, tốt nhất nên trồng cố định trong chậu có đường kính 15cm, tỷ lệ phối trộn đất giống với lần trước. Tuy nhiên, để có thể cung cấp đủ phân cho cây trong thời kỳ ra hoa, nếu thay chậu nên lót thêm một ít bột móng gia súc dưới đáy chậu.
hoa báo xuân tím


Hoa Báo Xuân dễ ra hạt. Đôi khi do nhân tố thời tiết và ánh nắng ảnh hưởng đến việc ra hạt nên cần tiến hành thụ phấn thủ công. Khi thụ phấn có thể dùng bút lông để lấy phấn từ nhị đực sang đầu của nhị cái, như vậy sẽ nâng cao tỷ lệ ra hạt.

Cúc nhiều hoa

Cúc nhiều hoa có tên khác là Thiên nhật liên, Qua diệp liên, thuộc họ Cúc, chi Cúc nhiều hoa. Có xuất sứ ở quần đảo Canary thuộc Đại Tây Dương, Tây Ban Nha, hiện nay nhiều nơi đều có trồng loại hoa này.

cúc nhiều hoa

Cúc nhiều hoa là cây thân cỏ sống 2 năm. Thường trồng trong chậu làm cảnh.

Những năm gần đây, giống của Cúc nhiều hoa ngày càng phong phú, hoa có màu đỏ, trằng, lam, phấn... Do hoa của nó giống hoa Cúc, lá giống với lá dưa leo, vì vậy mà được gọi là cúc nhiều hoa.

Phương pháp chăm sóc Cúc nhiều hoa

Lập thu (ngày 7 tháng 8) tiến hành gieo hạt, sau 2 tháng cây con lên được 3-5 lá thật, thì có thể đánh trồng lên chậu,. Đất chậu sử dụng hợp đất với phân theo tỷ lệ 8:2, trồng xong tưới đẫm nước, duy trì độ ẩm cho đất. Ngày nắng mỗi ngày tưới nước 1 lần, ngày râm có thể 2-3 ngày tưới nước 1 lần, đồng thời cần tránh ướt mưa.

Cúc tím nhiều hoa

Cúc nhiều hoa là cây ưa mát mẻ, vào mùa hè có thể dùng nước sạch phun 1-2 lần, để giảm nhiệt độ. Ngày râm cần trồng nilong đậy lên trên để tránh ướt mưa. Mưa xong thì bỏ nilong ra cho cây thoáng gió.

Đối với Cúc nhiều hoa, trong thời gian sinh trưởng, mỗi tuần phải thay chậu 1 lần, đặt ở chỗ bán râm giúp cây sinh trưởng cân đối.

Đến Bạch Lộ (ngày 7 tháng 9) thì chuyển cây vào trong nhà kính, kiểm soát lượng nước tưới , để tránh cây bị lốp. Khi Cúc nhiều hoa bắt đầu nhú chồi hoa lên khỏi mặt đất, có thể tăng dần lượng nước tưới, đồng thời bón thúc và bổ sung dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi hàng tuần. Để cho hoa nở dài, cần đem cả cây có nụ hoa vào trong nhà kính.

cúc ngũ sắc

Phương pháp nhân giống Cúc nhiều hoa

Chủ yếu sử dụng phương pháp gieo hạt. Tiến hành gieo từ Lập Thu (ngày 7 tháng 8) cho đến Bạch Lộ (ngày 7 tháng 9), để kéo dài thời kỳ ra hoa, tiến hành gieo thành từng đợt theo khoảng tháng 4-9. Nhưng tốt nhất vào khoảng tháng 4-5. Từ khi gieo hạt tới lúc gieo hoa phải mất 7 tháng. Những cây gieo vào tháng 6, thì ra hoa vào dịp Tết Dương lịch, những cây gieo vào tháng 7 thì ra hoa vào Tết Âm lịch. Có thể căn cứ vào nhu cầu để lựa chọn thời điểm gieo phù hợp.

Hồng cúc nhiều hoa

Trước tiên, dùng miếng sành đậy lên trên lỗ thoát nước của chậu nông dùng để gieo hạt, sau đó đổ hỗn hợp đất cát lên trên, san phẳng và hơi nén xuống. Dùng bình xịt xịt cho ẩm đất trong chậu. Khi gieo, dùng 2 ngón tay rắc hạt lên trên mặt chậu, gieo xong phủ đất lên, chỉ cần không nhìn thấy hạt giống là được.Về sau cần thường xuyên giữ ẩm đất chậu, đồng thời dùng nilong hoặc tấm kính đậy lên miệng chậu . 6-7 ngày sau thì hạt mọc mầm. Sau khi hạt đã mọc mầm, lập tức bỏ vật đậy ra để thông gió. Khi cây ra lá thật, có thể dần dần chuyển cây ra khỏi ánh sáng.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho Cúc nhiều hoa

Sâu gây hại chủ yếu của cúc nhiều hoa đó là nha trùng. Khi xuất hiện sâu, dùng thuốc chuyên trị sâu cho cây cảnh để phun diệt.


Hoa Môi

Hoa Môi còn có tên là Hầu bao hoa, thuộc họ Huyền sâm, chi hoa Môi. Có xuất xứ từ Mêhicô, Pêru, Chilê. Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đều trồng loại hoa này trong nhà kính.

Hoa môi đỏ

Hoa Môi là cây thân cỏ sống 1 năm, cao 30-40cm. Thân lá có lông nhỏ, lá mọc đối, màu vàng xanh. Chùm hoa mọc trên đỉnh, cụm hoa tạo thành  các hình ô không theo quy luật.

Hoa có 2 môi, môi dưới phình to giống như túi bóp, môi trên nhỏ và thẳng đứng. Trên cây thường có khoảng hơn chục bông hoa. Màu sắc của hoa phong phú, có màu vàng, màu đỏ cam, màu trắng..., ngoài ra còn có màu đỏ tím, đỏ cam chấm đốm, hình dạng độc đáo, rất đẹp. Mùa hoa khoảng tháng 3-5. Quả sóc, hạt nhiều và nhỏ, chín vào khoảng tháng 5-6.

Hoa Môi là loại cây ưa nơi trồng ấm, ẩm và không khí thông thoáng, tuy nhiên không nên để quá nhiều nước và ẩm, thích hợp trồng trong nhà kính nhất.

Hoa môi

Phương pháp chăm sóc hoa Môi

Không được để lượng nước quá nhiều, nếu không rễ sẽ bị thối, khiến thân cây phía trên mặt đất bị đổ gục. Khi nhìn thấy đất chậu chuyển sang màu trắng, cần kịp thời tưới nước, cần thường xuyên phun nước để duy trì độ ẩm nhất định của cây. Tưới dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi 2 lần/tuần thì cây sẽ khỏe mạnh hơn.

Phương pháp nhân giống hoa Môi

Thông thường sử dụng phương pháp gieo hạt. Do hạt giống tương đối nhỏ, nên chọn phương pháp ngâm chậu. Tiến hành gieo vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, thích hợp cho hạt giống sinh trưởng. Nếu gieo vào mùa hè, thời tiết nóng rễ sẽ bị thối. Khi gieo, không nên gieo quá dày, tránh để cây mọc chen chúc nhau. Gieo xong, dùng kính đậy lên, sau 7 ngày hạt nảy mầm, thì lập tức bỏ kính đậy ra, nếu như cây mọc quá dày, có thể tỉa thưa. Cần cung cấp ánh nắng thích hợp để kích thích cây con sinh trưởng.

cây hoa môi

Hoa môi là loại hoa thụ phấn không kết quả, cần phải tiến hành thụ phấn thủ công. Để tránh bị thoái hóa hàng năm cần chú ý chọn những cây có bông hoa to, màu sắc đẹp, sinh trưởng khỏe mạnh để giữ lại giống thụ phấn.

Tác dụng hoa Môi

 Hoa môi có màu sắc đẹp rực rỡ, hình dạng độc đáo, rất thích hợp trồng cảnh trong chậu, bày trong phòng.

Mã đề

Mã đề còn có tên là hoa Củ từ, Khoai sọ dại, Khoai sọ nước thuộc họ Thiên nam tinh (Araceae), chi Mã đề. Có xuất xứ từ Nam Phi, hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.

Mã đề là cây thân cỏ sống lâu năm, cao khoảng 40-60cm, có củ dưới đất. Lá mọc thành khóm, hình trứng, mép nguyên, cuống lá ngắn, cọng hoa cao nhô lên khỏi khóm lá, bao hoa to, nở giống hình móng ngựa. Vì vậy mà có tên là Mã đề (Móng ngựa). Mùa hoa dài, trong khoảng tháng 1-5, hoa ra liên tục. Hoa thơm, đặc biệt, sau khi ra hoa xong cây vào thời kỳ tạm ngừng sinh trưởng.

Cây mã đề

Phương pháp chăm sóc cây Mã đề

Mã đề thích hợp trồng trong đất cát màu mỡ, nhiều mùn đất. Trước khi trồng có thể dùng bột móng gia súc hoặc dùng phân hữu cơ khô hoặc dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi để dùng phân bón lót (căn cứ vào độ to nhỏ của chồi để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp), thông thường lấy chậu có đường kính miệng 18cm làm chuẩn. Chậu có 1-2 chồi thì dùng 50g bột gia súc để bón lót dưới đáy chậu, về sau cứ mỗi nửa tháng bón phân lót 1 lần, đồng thời giữ cho đất chậu luôn ẩm, tuy nhiên không được tưới quá nhiều, nếu không sẽ bị thối rễ. Cần bón thúc thích hợp, nếu không cung cấp đủ hoặc cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho cây, sẽ khiến lá bị vàng.

Chồi hoa mã đề

Hằng năm vào Hàn Lộ (ngày 8 tháng 10) cần chuyển để cây trong nhà kính, cây sinh trưởng bình thường từ điều kiện nhiệt độ từ 13-18 độ C.

Cần lưu ý, hằng năm vào mùa thu khi chồi lên được 10cm thì tiến hành đổ chậu, bỏ hết những rễ già. Nếu không cây sẽ chỉ ra lá không ra hoa.

Mã đề sau thời kỳ ra hoa, vẫn cần phải tăng cường chăm sóc, có thể đặt ở nơi mát mẻ, cách 10 ngày tưới nước phân loãng 1 lần và tưới nước vừa phải, để giữ ấm. Hằng ngày có thể tiến hành xịt nước lên trên mặt lá và xung quanh cây để cây có không khí mát mẻ, tăng độ ẩm, kích thích cây sinh trưởng. Mã đề sợ nhất là khói xông, vì vậy khi để cây trong nhà kính cần đề phòng.

nụ hoa mã đề

Phương pháp nhân giống cây Mã đề

Phần lớn sử dụng phương pháp tách cây. Hằng năm sau khi cây ra hoa xong, cần tiến hành tách nhánh mới mọc dưới gốc ra, tạo thành một cây con mới. Cũng có thể tách những củ nhỏ đem đi trồng. Trên củ lên để 3-4 chồi. Đối với những cây gốc to, có thể ra hoa ngay trong năm những cây gốc nhỏ phải đến năm sau mới ra hoa.

Tác dụng cây Mã đề

Mã đề chủ yếu được trồng cảnh để ngắm lá và hoa, ngoài ra nó còn là một loài hoa quan trọng trong việc trồng để cắt lấy hoa.