Thiên môn đông

Leave a Comment

Thiên môn đông

Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông thảo, thuộc họ Bách hợp, chi Thiên môn đông. Có nguồn gốc ở Nam Phi.

Chậu Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây thân cỏ thường xanh sống lâu năm. Thân mềm nhỏ, mọc thành khóm rũ xuống, dài tới 1-2m. Khi lá bị thoái hóa, sẽ do cành dạng sợi màu xanh thay thế tác dụng của lá. Thiên môn đông phân thành nhiều cành, cành nhỏ mọc đối dạng chữ thập, hình lăng, có 3-5 đường rãnh. Lá giả có hình dẹt, 1-2 cành, có khi 3-4 cành mọc thành chùm, dài 1,2-3,2cm, màu xanh lá cây. Hoa nhỏ, màu trắng, có mùi thơm. Mùa hoa khoảng tháng 6-8. Quả mọng màu đỏ. Đường kính 1-1,2cm. Hạt màu đen.

Phương pháp chăm sóc Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây ưa khí hậu ấm, ẩm. Ưa ánh nắng, chịu được bán râm. Không chịu được khô, cũng không chịu được úng. Thích hợp trồng trong đất cát màu mỡ tơi xôp.

Hoa Thiên môn đông

Phương pháp chăm sóc Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây ưa sáng. Vì vậy, và thời sinh trưởng của cây cần để cây ở nhiều ánh nắng. Nếu thiếu ánh nắng lá dễ biến sang màu vàng. Vào mùa đông cần chuyển cây vào trong nhà kính duy trì trong khoảng 15-10 độ C. Đến trung tuần tháng 4 thì chuyển cây ra ngoài trời, đồng thời cắt tỉa những cành khô, vẻ đẹp cho cây. Khi thay chậu cần cắt rễ vơi một số rễ già, đất chậu chỉ cần sử dụng đất trồng bình thường là được. Thiên môn đông không ưa tưới nhiều nước, nếu không rễ sẽ bị thối. Mùa hè mỗi ngày tưới nước 1 lần, mùa đông cách 2-3 ngày tưới nước 1 lần hoặc khi nào thấy mặt đất chậu khô thì tưới. Cần thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất chậu, nếu như để quá khô, lá sẽ bị rụng. Và mùa đông không bị ánh nắng hoặc nhiệt độ giảm xuống, lá cũng sẽ bị rụng. Trong thời kỳ sinh trưởng cần bón thúc, đặc biệt là đạm, lân cần bón nhiều, có thể kết hợp với tưới nước, bón thúc nước phân loãng ủ và một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi.

Hoa Thiên môn đông

Phương pháp nhân giống Thiên môn đông

Sử dụng phương pháp gieo hạt và phương pháp tách cây:
  • Gieo hạt: Vào tháng 3-4, đem hạt gieo lên chậu đất cát sạch nông, gieo theo khoảng cách 1cm x 1cm, gieo xong phủ lên một lớp đất dày bằng đường kính của hạt giống. phủ xong tưới thấm nước, giữ cho đất chậu luôn ẩm, được khoảng 1 tháng thì cây mọc mầm. Khi cây con lên được 10-15cm thì có thể tách đánh trồng lên chậu.
  • Tách cây: Có thể tiến hành tách cây vào cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên tốt nhất nên tách vào mùa xuân khi tiến hành thay chậu. Cây mẹ dùng để tách nên chọn cây to được 3 năm tuổi trở lên. Tách cây mẹ 3-4 khóm, sau đó lần lượt trồng lên các chậu, trồng xong chú ý tưới thẫm nước.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho Thiên môn đông

Sâu hại của Thiên môn đông chủ yếu là sâu vỏ cứng . Khi phát hiện sâu có thể sử dụng Dichlorovos 80% pha với 1000-1500 lần nước. Sâu hại ngọn non vào mùa đông chủ yếu có rệp sáp, có thể dùng Dichlorovos 50% pha với 800-1000 để phun phòng trị.

Bụi Thiên môn đông

Tác dụng Thiên môn đông

Thiên môn đông là cây cảnh ngắm lá thường thấy. Thích hợp bố trí trong bồn hoa, hội trường. Cũng có thể treo trong phòng làm cảnh. Ngoài ra lá của nó cũng có thể kết hợp với hoa cắt. Rễ của nó có thể làm thuốc, có tác dụng nhuận táo tư âm, thanh phế giáng hòa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét