Nam thiên trúc

Leave a Comment

  • Nam thiên trúc

Nam thiên trúc còn có tên là Thiên trúc, thuộc họ Hàng bá, chi Nam thiên trúc. Có xuất sứ ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Quảng Tây của Trung Quốc. Hiện này, loại hoa này được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi.

Nam thiên trúc là cây mọc bụi, thân thẳng thường xanh, cây cao 1-2m, thân ít phân cành, cành non có màu đỏ, dần dần chuyển sang màu vàng. Lá mọc đối, hình kim to bản đầu nhọn dạng bầu dục, phía dưới hình chêm, mép nghiêng, có màu xanh thẩm, vào mùa đông thường chuyển sang màu đỏ. Mùa hoa khoảng tháng 5-7, chùm hoa to hình nón, hoa màu trắng, mọc tập trung trên đỉnh. Quả mọng hình cầu màu đỏ tươi, chín vào tháng 10-11. Các loại giống có: Nam thiên trúc quả tím, Nam thiên trúc quả trắng, Nam thiên trúc quả vàng, Nam thiên trúc quả đỏ, Nam thiên trúc lá tròn, Nam thiên trúc tơ.

Nam thiên trúc là cây ưa ấm, ẩm, thích hợp với môi trường bán râm thông gió. Yêu cầu đất nhiều mùn, thoát nước tốt, sợ ánh nắng chiếu trực tiếp, kỵ ứ đọng nước, nếu không sẽ bị rụng lá.
hoa Nam thiên trúc

  • Phương pháp chăm sóc Nam thiên trúc

Đối với những cây con, khi tưới nước cần tưới ít một và tưới làm nhiều lần. Hàn lộ (ngày 8 tháng 10) thì chuyển cây vào trong nhà kính, nhiệt độ trong nhà khoảng 20-24 độ C là thích hợp. Đến mùa xuân năm sau có thể để cây ở phía Bắc của nhà kính, nơi có ánh nắng chiếu vào. Trước Tết Thanh minh (ngày 4 tháng 4), khi cây con cao khoảng 6cm có thể tách trồng lên chậu đất cát, mỗi chậu trồng 1 cây, sau Tết Thanh minh chuyển cây ra khỏi nhà kính, để mới nơi bán râm khuất gió. Và Hạ chí (ngày 21 tháng 6), Tiểu thử (ngày 7 tháng 7), Bạch lộ (ngày 7 tháng 9) có thể dùng 50g phân hữu cơ khô và 10g dinh dưỡng dung dịch thủy canh dạng bột để bón thúc . Đến mùa Xuân năm thứ 3, khi cây cao được khoảng 15cm, trước Tết Thanh minh có thể tiến hành thay chậu, đồng thời dùng 50g bột móng gia súc để làm phân bón lót. Sau Tết Thanh minh, chuyển cây ra khỏi nhà kính để cây thu nhận ánh nắng nhưng không để nắng gắt chiếu vào, cần chú ý tưới nước. Từ Lập hạ (ngày 5 tháng 5) cho đến Bạch lộ (ngày 7 tháng 9) cần tiến hành bón thúc 2-3 lần, mỗi lần bón 50g phân hữu cơ khô, sau Hàn lộ (ngày 8 tháng 10) lại đưa cây vào trong nhà kính. Đến mùa Xuân năm thứ 4 cây cao khoảng 1m, từ Lập hạ trở đi, cứ 10 ngày bón phân hữu cơ khô 1 lần, mỗi lần bón 100g, bón 3 lần là được. Đến Tiểu mãn (ngày 20 tháng 5) khi cây sắp sửa ra hoa, có thể đặ cây ở bên ngoài nhà kính dưới lán che mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Khi cây ra hoa cần đặc biệt chú ý tưới nước, chỉ cần thấy mặt đất có biểu hiện khô là phải tưới nước ngay, như vậy cây mới sinh trưởng tốt.
hoa Nam thiên trúc

  • Phương pháp nhân giống Nam thiên trúc

Sử dụng phương pháp gieo hạt. Trước tiên tưới ẩm đất cát trong chậu, sau đó gieo hạt xuống, phủ 1 lớp cát nhỏ mỏng 1cm, để giúp mầm có thể moc lên khỏi mặt đất. Cần thường xuyên giữ ẩm cho đất chậu. Những hạt gieo từ Lập xuân đến Lập hạ, vào Bạch lộ là có thể nảy mầm. Nảy mầm xong có thể căn cứ vào phương pháp chăm sóc để tiến hành chăm sóc cho cây.

  • Tác dụng Nam thiên trúc

Nam thiên trúc cây có dáng đẹp, thông thường được trồng trong chậu làm cảnh. Ngoài ra, rễ thân lá quả của nó đều có thể làm thuốc. Quả của nó để trị ho gà nhưng có độc. Vì vậy khi sử dụng phải cẩn thận. Rễ có thể trị cảm cúm, viêm ruột, vết trầy xước, dùng ngoài da bị bỏng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét