Măng bàn tay
Măng bàn tay là một trong những cây lá cảnh nổi tiếng, còn được gọi là Vân phiến trúc. Thuộc họ Bách hợp, chi Thiên môn đông. Có nguồn ở Nam Phi, hiện nay loại cây này được trồng rộng rãi ở nhiều nước.Măng bàn tay là cây leo thân cỏ thường xanh, phần gốc hơi mọng. Thân mọc thành khóm, nhỏ mềm, có thể leo bám. Cành và lá đều có dạng sợi nhỏ, mọc sát nhau giống hình lông chim. Lá thoái hóa thành dạng phiến vảy. Trên thân chủ có lá dạng phiến vảy, phần dưới có xước. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng. Thừi kỳ ra hoa khoảng tháng 9-10. Quả mọng hình cầu, màu đen tím, bên trong có 1-2 hạt. Quả chín vào khoảng tháng 1-2.
Phương pháp chăm sóc Măng bàn tay
Những cây con sau khi tách trồng xong, nên để dưới bạt che mát, cần thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất chậu, sao cho dùng ngón tay ấn có thể dễ dàng ấn đất xuống là được, nếu như tưới quá nhiều nước, lá sẽ bị vàng, nếu bón quá nhiều phân, lá sẽ bị héo rụng tốt nhất nên bón dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi mà không cần bổ sung thêm một loại phân bón nào. Vào mùa hè không khí nóng bức, có thể đặt dưới bạt để tránh nắng, nếu ánh nắng quá gắt có thể khiến phiến lá bị vàng, ngọn lá bị khô. Cần chọn để nơi khuất gió, nếu không gió to có thể làm cây bị đổ gãy. Măng bàn tay sợ khói bụi, vì vậy cần duy trì độ ẩm, đảm bảo môi trường trong phòng sạch sẽ. Thông thường mỗi tháng tưới nước phân ủ 1-2 lần. Sau khi vào đông tạm ngừng bón phân, đồng thời giảm lượng nước tưới.
Thu lượm quả: Ngắt lượm những quả đã chín, bóc hết vỏ ngoài và hong khô để cất giữ, thời gian cất giữ quả giống không được quá dài, tốt nhất là 1 năm. Nếu thời gian quá dài, tỷ lệ mọc mầm sẽ thấp, thậm chí không mọc mầm.
Phương pháp nhân giống Măng bàn tay
Chủ yếu sử dụng phương pháp gieo hạt.
Gieo hạt: Dùng hỗn hợp cát và đất theo tỷ lệ 3:7 để làm đất gieo, cho đất vào trong chậu gieo, do hạt măng bàn tay tương đối to, vì vậy có thể tiến hành gieo từng hạt. Mỗi lỗ đặt 1-2 hạt, khoảng cách 2-3cm, gieo xong dùng đất mịn đã sàng qua phủ lên trên, độ dày 0,5cm, thường xuyên giữ ẩm cho mặt đất, 2-3 ngày sau thì hạt mọc mầm, nếu khoảng 50 ngày thì cây lên được 3-6cm, khi ấy có thể tiến hành đánh lên chậu.
Tách gốc: Khi măng bàn tay lên được 2-3 năm thì có thể tiến hành tách gốc. Khi tách góc có thể căn cứ vào độ to nhỏ của cây để tiến hành tách chậu, có thể tiến hành tác 1 chậu thành 2-4 chậu ra, sau đó đem nhánh vừa tách đem trồng vào trong chậu khác, trồng xong tưới thấm nước là được.
Măng bàn tay là cây ít bị sâu bệnh gây hại, thường không sử dụng thuốc trừ sâu để tránh cho phiến lá nhỏ dạng sợi của nó không bị tổn thương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét