Bách hợp (Phần 2)

Leave a Comment

  • PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC HOA BÁCH HỢP

Đa số các giống bách hợp đều chịu được bóng râm, vì vậy nên chọn trồng bách hợp vào trong vườn râm mát, có lớp đất dày, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, và đất hơi chua thì tốt hơn. Bách hợp là loại cây trồng bằng củ vào mùa thu, tốt nhất nên trồng sau tháng 9. Độ sâu trồng từ 10-15cm. Trồng xong, có thể lấy lá khô phủ một lớp lên trên hố trồng để giữ ẩm và tránh rét. Nếu trồng bách hợp trong chậu nên sử dụng đất như đất mùn, cát to, hốn hợp đất vườn màu mỡ.
Hoa bách hợp đỏ


Trước khi trồng bách hợp nên bón lót phân hữu có để mục và một ít phân lân, kali. Vào mùa xuân, sau khi mầm sinh trưởng, bón thúc bằng đạm một lần. Đến tháng 5-8, cây sinh trưởng mạnh có thể dùng nước phân loãng để tiến hành bón thúc 2-3 lần. Trong thời gian ra hoa có thể tăng bón 1-2 lần lân, kali. Có một số giống rất ưa đất chua, ví dụ như Xạ hương bách hợp, vì vậy khi tưới phân nước, cần cho lẫn một ít phèn chua để tăng tính acid cho đất.

Củ cây bách hợp có thể cất trữ ở nơi có nhiều hàm lượng nước. Thông thường, hàm lượng nước trong đất duy trì trong khoảng 60% là được. Sau thời kỳ ra hoa và kết quả, bách hợp sẽ vào thời kỳ ngủ, vì vậy không cần tưới nước để tránh củ bị thối.

Xạ hương bách hợp là loài thích hợp để khống chế thời kỳ ra hoa nhất. Nếu như muốn loại hoa này ra hoa vào dịp năm mới, thì cuối tháng 9 có thể đưa những cây khỏe mạnh vào trồng trong nhà kính, thời gian đầu cố gắng giữ cho nhiệt độ thấp. Tháng 11-12 khống chế nhiệt độ trong khoảng 10oC, những chồi sau khi đâm lên khỏi mặt đất cần được cung cấp đủ ánh nắng và tăng nhiệt độ trong nhà kính lên 15oC, qua 12-13 tuần sau thì cây ra hoa. Nếu như mọc nụ mới thì nhiệt độ trong nhà kính khoảng 20-25oC, mỗi ngày kéo dài thời gian chiếu sáng là 5 tiếng, thì có thể ra hoa trước 2 tuần. Sau khi trồng lưu ý thường xuyên tưới nước để tăng độ ẩm không khí. Nếu dùng dụng cụ để cất trữ củ thì trong cả năm có thể trồng thành đợt, từ đó có thể cung cấp được một lượng hoa tươi.

  • PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO BÁCH HỢP
Ấu trùng bọ dừa: Thường tấn công bộ phận gốc của bách hợp, có thể dùng Dichlorovos 50% pha với nước theo tỷ lệ 1:100 để tưới.
bệnh đốm lá hoa bách hợp


Bệnh thổi gốc, đốm lá: Bệnh này do vi khuẩn xâm nhập từ củ hay từ lá. Để giảm thiểu sự phát sinh của bệnh, đất trồng bách hợp nên tiến hành luân canh, tránh trồng liên vụ. Khi cây bị mắc bệnh này, cách 10-15 ngày dùng Tuzet pha với 600-1000 lần nước để phun 1 lần hoặc dùng Folpet 40% pha với 500 lần nước để phun.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét